Một loạt các nghiên cứu đã cho thấy truyện viễn tưởng có thể làm tăng khả năng thấu hiểu cảm xúc của người khác.
Giáo sư Keith Oatley, nhà tâm lý nhận thức và là một tiểu thuyết gia, đã đưa ra kết luận trên trong một nghiên cứu tổng hợp của mình.
Ví dụ, trong một nghiên cứu, các nghiệm thể được yêu cầu tưởng tượng cảnh trong một câu văn. Cùng lúc đó, các nhà khoa học chụp hình não bộ của họ.
GS Oatley giải thích tiến trình nghiên cứu trên như sau:
“Chỉ cần ba câu văn như trong nghiên cứu cũng đủ để khiến hồi hải mã (hippocampus) trong não được kích hoạt tối đa. Đó là vùng gắn liền với học tập và ghi nhớ.
Nó cho thấy sức mạnh trí óc của độc giả.
Nhà văn không cần phải mô tả tường tận tất cả các chi tiết mới kích hoạt được trí tưởng tượng của người đọc – họ chỉ cần đưa ra một vài cảnh trí và người đọc sẽ làm phần việc còn lại.”
Đặc biệt, tiểu thuyết viễn tưởng mô phỏng thế giới xã hội có thể giúp thúc đẩy khả năng thấu cảm của chúng ta.
Một nghiên cứu khác cho những người tham gia thực hiện một bài trắc nghiệm về khả năng thấu cảm sau khi xem một truyện viễn trưởng hay một truyện không viễn tưởng.
Kết quả cho thấy những người đọc truyện viễn tưởng có nhiều phản ứng thấu cảm hơn.
GS Oatley cho biết:
“Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nhân loại đó chính là việc cuộc sống của chúng ta mang tính xã hội.
Điều khiến chúng ta trở nên riêng biệt chính là khả năng dàn xếp các hoàn cảnh xã hội với người khác. Điều này không được lập trình bẩm sinh.
Truyện viễn tưởng giúp năng cao và khiến chúng ta hiểu thêm các kinh nghiệm xã hội của bản thân.”
Tuy nhiên mức độ hiệu quả không chỉ gói gọn trong truyện viễn tưởng.
Các nghiên cứu khác cho thấy phim truyền hình hay thậm chí trò chơi điện tử có cốt truyện cũng giúp làm tăng khả năng thấu cảm.
“Gần như tất cả các nền văn hoá đều có những câu truyện bị dán mác ‘giải trí’. Tôi nghĩ có nhiều điều quan trọng hơn trong những câu chuyện đó.”
Truyện viễn tưởng còn có thể giúp chúng ta hiểu được những người xung quanh với những trải nghiệm khác biệt với cách chúng ta nhìn thế giới.
GS Oatley chi biết thêm:
“Đâu là viễn tưởng, thế nào là tiểu thuyết, truyện ngắn là gì, kịch nghệ, phim ảnh hay phim truyền hình khác nhau như thế nào?
Chung quy tất cả đều là những mảnh ghép của nhận thức lan truyền từ trí óc này qua tư tưởng khác.
Khi bạn đọc hay xem một cauu chuyện, bạn đang tiếp nhận một mảnh nhận thức và biến nó thành của riêng bạn.
Đó thật là một ý tưởng thú vị.”
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí
Trends in Cognitive Sciences (
Oatley, 2016).
Dịch: Hành Lang Tâm Lý