Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến bạn như thế nào?

SOCIETY FOR PERSONALITY AND SOCIAL PSYCHOLOGY 29/1/2016
Năm Mới đang đến gần, một trong những điều mà mọi người hay mong mỏi thay đổi là sức khoẻ và cân nặng của mình. Với việc “dư ký thừa cân” ngày càng trở nên đáng báo động, các nhà tâm lý xã hội và tâm lý nhân cách đang làm hết sức để hiểu được những động cơ tâm lý ảnh hưởng tới thói quen tiêu dùng và việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh.
Ấn tượng đầu tiên về thức ăn: Ảnh hưởng dài hạn của hoàn cảnh gia đình lên thói quen ăn uống

Nghiên cứu về việc lựa chọn thực phẩm của TS Sarah Hill thuộc ĐH Công Giáo Texas cho thấy, hoàn cảnh kinh tế xã hội vào thời thơ ấu có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống ở tuổi trưởng thành. “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc lớn lên trong cảnh nghèo khó sẽ thúc đẩy hoạt động ăn uống ngay cả khi không đói ở tuổi trưởng thành, bất kể tình trạng kinh tế xã hội hiện tại khi lớn ra sao”.
Theo kết quả nghiên cứu, quá trình phát triển có thể đóng vai trò quyết định đối với việc ăn uống và cân nặng của cá nhân, cụ thể những người có hoàn cảnh kinh tế xã hội kém sẽ dễ bị tăng cân hơn.
Trong một tập hợp 3 nghiên cứu với 31 phụ nữ trong mỗi thực nghiệm, Hill đã đo lường và kiểm soát nhu cầu năng lượng của các nghiệm thể đồng thời chuẩn bị đồ ăn vặt để họ tự do sử dụng. Các nghiệm thể đồng thời chia sẻ về tuổi thơ và tự đánh giá hoàn cảnh kinh tế xã hội trong thời điểm hiện tại. Kết quả cho thấy những người có hoàn cảnh tốt trong thời thơ ấu thường ăn khi cần nhiều hơn khi không cần. Trong khi đó, kết quả của những người có hoàn cảnh thơ ấu khó khăn lại không tương đồng. Họ thuòng tiêu thụ nhiều thức ăn bất kể nhu cầu ăn đang cao hay thấp.
Hill cùng nhóm nghiên cứu nhận thấy họ đang làm việc với một biến nằm trong môt nhóm các yếu tố rất phức tạp ảnh hưởng tới tình trạng béo phì và khả năng quản lý cân nặng. Các nghiên cứu tiếp theo đang được thực hiện để kiểm tra các cơ chế dẫn đến tương quan giữa hòan cảnh kinh tế xã hội khi nhỏ và hoạt động ăn uống khi không đói.
Thực phẩm “Lành mạnh”: Thứ tự phục vụ và tên gọi món ăn ảnh hưởng như thế nào đến việc ăn uống lành mạnh?

Nghiên cứu về cách thuyết phục mọi người lựa chọn thực phẩm lành mạnh, TS Traci Mann và nhóm nghiên cứu tại ĐH Minnesota đã tiến hành các thực nghiệm thực tế và trong phòng thí nghiệm để tìm hiểu cách mọi người phản ứng với những lựa chọn thực phẩm được định sẵn.
Thực nghiệm cho thấy trong căn tin trường tiểu học, nếu phục vụ bông cải hay ớt chuông trước, trẻ sẽ ăn rau củ nhiều gấp bốn lần bình thường nếu chỉ phục vụ rau củ cùng lúc với các thức ăn khác. Các nhà nghiên cứu tiếp tục thực nghiệm trong môi trường có kiểm soát với nhiều loại đồ ăn vặt khác nhau, kết quả vẫn cho thấy xu hướng tương tự.
Thực nghiệm còn cho thấy người trưởng thành thường đáp ứng với các biểu tượng đại diện cho sức khoẻ nhiều hơn bốn lần so với việc chỉ sử dụng từ “lành mạnh” hay “sức khoẻ”.
Trong một thực nghiệm thực tế với 400 người trưởng thành; 65% sẽ chọn táo (thay vì kẹo) nếu có ký hiệu trái tim trên bảng hiệu, trong khi chỉ có 45% chọn táo nếu bảng hiệu có chữ “khoẻ mạnh”. Trong một thực nghiệm khác với trên 300 khách thể, 20% chọn cà rốt (thay vì khoai tây chiên) nếu bảng hiệu có chữ “sức khoẻ” trong khi có tới 30% chọn rau củ nếu bảng hiệu có biểu tượng trái tim.
Theo TS Mann, “Dòng chữ ‘lành mạnh’ có vẻ khiến mọi người chán nản, đặc biệt là với những món ăn chắc chắn là ‘lành mạnh’. Những thông điệp ngầm, như biểu tượng hình trái tim, có vẻ hữu hiệu hơn trong việc định hướng mọi người lựa chọn các thức ăn tốt cho sức khoẻ.”
 
Dịch: Hành Lang Tâm Lý

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây